Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Biến đổi khí hậu xin chào!

Về chúng tôi

  24/01/2017

CRCC (About us)

Trung tâm Truyền thông Ứng phó với Biến đổi khí hậu (CRCC) là một tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận hoạt động trong lĩnh vực truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về các vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Tầm nhìn

CRCC phấn đấu trở thành trung tâm thông tin và truyền thông toàn cầu trong lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Nhiệm vụ

Biến đổi khí hậu đã không còn là nguy cơ. Nó đang hiện hữu và đang từng ngày, từng giờ tác động đến cuộc sống và sinh kế của hàng triệu người. Vì vậy nhiệm vụ của CRCC là giáo dục, nâng cao và tạo ra sự thay đổi nhận thức của người dân về những vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

Nhân sự

CRCC tập hợp đội ngũ cán bộ và chuyên gia giàu kinh nghiệm đến từ nhiều quốc gia và nhiều lĩnh vực như: báo chí, truyền hình, truyền thông, công nghệ thông tin, môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững, quản lý và kinh tế học…

Chiến lược

Thông qua các phương tiện truyền thông cùng với Chính phủ Việt Nam thực hiện (và tăng cường) các cam kết quốc tế và mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu.

  1. Giám sát những nỗ lực của Chính phủ trong việc thực hiện các cam kết của Thỏa thuận Paris và chính sách quốc gia về biến đổi khí hậu, đặc biệt là giảm phát thải khí nhà kính.
  2. Tăng cường cam kết của Chính phủ về giảm phát thải khí nhà kính từ 8% -25%.
  3. Xây dựng và tham gia các diễn đàn mới tập trung thảo luận về phát triển xanh, giải quyết vấn đề ô nhiễm, và trách nhiệm giải trình của chính phủ.
  4. Làm rõ nguyên nhân dẫn đến thất bại trong việc tích hợp các mục tiêu tăng trưởng xanh vào kế hoạch phát triển xã hội ở tất cả các cấp chính quyền.
  5. Xây dựng khung hành động về biến đổi khí hậu, liên quan đến an ninh quốc gia.
  6. Tăng cường nhận thức về kiểm soát ô nhiễm.
  7. Xây dựng diễn đàn thảo luận về tiến bộ của Việt Nam trong việc đạt được các cam kết và mục tiêu liên quan đến biến đổi khí hậu trong các hiệp định quốc tế và chiến lược quốc gia.
  8. Sử dụng các sự kiện quan trọng như chất xúc tác để thúc đẩy hành động của Chính phủ.

 

Thúc đẩy thực hành sản và tiêu dùng xuất bền vững; vận động chính sách, các chương trình và nguồn lực để hỗ trợ các hoạt động này.

  1. Thúc đẩy tăng cường phụ thuộc vào các nguồn năng lượng tái tạo và đa dạng hóa các nguồn năng lượng với công nghệ sạch hơn.
  2. Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải tăng giá đối với các sản phẩm có đóng góp đáng kể vào sự thay đổi khí hậu.
  3. Thúc đẩy tăng hiệu quả năng lượng và giảm khí thải trong công nghiệp, giao thông vận tải và các lĩnh vực dân cư
  4. Thúc đẩy phân cấp quy hoạch năng lượng địa phương.
  5. Thúc đẩy giảm sản xuất và sử dụng các sản phẩm liên quan đến nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất (ví dụ như nhựa) và có những tác động tiêu cực đến môi trường.
  6. Thúc đẩy việc loại bỏ trợ cấp nhiên liệu hóa thạch.
  7. Tăng cường che phủ rừng.

 

Thúc đẩy một xã hội dân sự chủ động và đưa truyền thông tham gia vào các hoạt động và vận động liên quan đến biến đổi khí hậu.

  1. Cung cấp báo cáo giám sát liên tục mức độ ô nhiễm không khí (các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí có tác động giảm đáng kể khí nhà kính).
  2. Tập trung vào ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu của đề hiện tại, không phải của tương lai để vấn đề mang tính cấp bách.
  3. Tập trung vào các bước triển khai thực tế để ngăn chặn khí thải tăng lên.
  4. Làm rõ những tác động hiện tại của biến đổi khí hậu (như sự gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan, bão, hạn hán…) và sự liên quan đến các chương trình nghị sự chính trị, kinh tế và xã hội khác.
  5. Hỗ trợ phát triển các mạng lưới xã hội dân sự hoạt động về biến đổi khí hậu.