Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông Biến đổi khí hậu xin chào!

Tác Hại Kinh Hoàng Của Việc Sử Dụng Và Đốt Túi Ni Lông

  23/01/2017

 

hiểm họa từ việc sử dụng và đốt túi nilonTúi nilon xuất hiện cách đây khoảng 150 năm – do nhà hóa học Anh Alexander Parkes phát minh. Sự ra đời của túi nilon đã mang lại nhiều tiện lợi, nhất là trong việc bao gói hàng hóa, song đến thời điểm này túi nilon đang là một vấn nạn môi trường và nhiều quốc gia đang tìm mọi cách để loại bỏ. Người ta tính rằng, vứt bỏ một túi nilon chỉ tốn 1 giây, nhưng nếu không có sự tác động bởi nhiệt độ cao của ánh sáng mặt trời thì phải mất từ 500  – 1.000 năm mới có thể phân hủy được. Ước tính, mỗi năm nhân loại xài khoảng 500 – 1.000 tỉ túi nhựa. Vì thế túi nilon đang bị coi là một trong những “thủ phạm” nguy hiểm gây ô nhiễm môi trường – sự “ô nhiễm trắng”.hiểm họa từ việc sử dụng và đốt túi nilonTheo đánh giá của Bộ Tài nguyên – Môi trường, trung bình mỗi ngày, một gia đình Việt Nam sử dụng và thải ra ít nhất 1 túi ni lông. Con số đó thống kê trên phạm vi cả nước là khoảng 25 triệu túi/ ngày. Chỉ tính riêng ở Hà Nội, với sức ép của gần 3 triệu dân (đứng thứ 2 cả nước), hàng ngày thủ đô thải ra khoảng trên 1.000 tấn rác, trong đó có khoảng 13 tấn là nhựa và túi ni lông.hiểm họa từ việc sử dụng và đốt túi nilonNăm 2000, trung bình một ngày, Việt Nam xả khoảng 800 tấn rác nhựa ra môi trường. Đến nay, con số đó là 2.500 tấn/ngày và có thể còn hơn. Tính trung bình mỗi gia đình Việt Nam hàng ngày sử dụng không dưới 10 túi nilon các loại. Tuy nhiên, chính sự “tiện dụng” này mà mỗi năm số tiền bị lãng phí lên tới 648 tỉ đồng cho việc sử dụng túi nilon của hơn 800.000 hộ gia đình tại thành phố Hà Nội.hiểm họa từ việc sử dụng và đốt túi nilonNhững số liệu sơ bộ trên cho thấy thực trạng về nhu cầu sử dụng túi ni lông ở nước ta hiện nay là rất lớn. Nó đã trở thành một thứ thói quen không thể thiếu, “ăn sâu” vào hoạt động mua bán của nhiều người. Từ những mặt hàng bình dân nhất như quả cà, con cá, mớ rau,… đến những vật dụng quần áo, giày dép,… đều được bọc gói bằng túi ni lông. Và thông thường sau một lần sử dụng, những chiếc túi chỉ đáng giá có vài xu ấy được người ta thuận tay vứt bữa bãi khắp mọi nơi, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan thành phố.hiểm họa từ việc sử dụng và đốt túi nilonTuy nhiên, những ảnh hưởng của nó đến môi trường và sức khoẻ là rất lớn nhưng hầu như chúng ta không ai chú ý đến.  Mời các bạn đọc và chia sẻ bài viết sau để giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về sự nguy hại khi sử dụng túi nilon nhé.

1.Túi nilon chứa nhiều thành phần độc hại với sức khỏe của con người và môi trường

Túi nilon gây tác hại ngay từ khâu sản xuất bởi vì việc sản xuất túi nilon phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt, và các chất phụ gia chủ yếu được sử dụng là chất hoá dẻo, kim loại nặng, phẩm màu… là những chất cực kỳ nguy hiểm tới sức khoẻ và môi trường sống của con người, do đó trong quá trình sản xuất nó sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu.hiểm họa từ việc sử dụng và đốt túi nilon

3. Khi đốt túi nilon sẽ sinh ra những khí cực độc gây nhiều bệnh nghiêm trọng cho con người

Nghiêm trọng hơn các nhà khoa học còn phát hiện ra rằng từ đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nilon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khoẻ con người.hiểm họa từ việc sử dụng và đốt túi nilonThực tế nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi chôn lấp chúng dưới đất sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và Fura gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hoá và các dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ,…và đặc biệt trong một số loại túi nilon có lẫn lưu huỳnh, dầu hoả nguyên chất khi đốt cháy gặp hơi nước sẽ tạo thành axít Sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit rất có hại cho phổi.

4. Rác thải từ túi nilon tạo thành nhiều ổ dịch bệnh

Túi nilon kẹt sâu trong cống rãnh, kênh rạch còn làm tắc nghẽn gây ứ đọng nước thải và ngập úng. Các điểm ứ đọng nước thải sẽ là nơi sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh, bên cạnh đó túi nilon còn làm mất mỹ quan tới cảnh quan.hiểm họa từ việc sử dụng và đốt túi nilon5. Túi nilon dùng một lần gây lãng phí kinh tế cho toàn thế giới

Trong trào lưu chung của Thế Giới các túi nilon chủ yếu sử dụng một lần rồi bị thải ra môi trường ngày một gia tăng. Việc này không chỉ gây lãng phí về kinh tế mà còn là hiểm họa khôn lường cho nhân loại.hiểm họa từ việc sử dụng và đốt túi nilon6. Dùng túi nilon đựng đồ ăn nóng sẽ sinh ra nhiều chất độc hại cho cơ thể.

Theo phân tích của ông Nguyễn Khoa, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ hóa học: thì túi ni lông được làm từ nhựa PTE không độc nhưng các chất phụ gia thêm vào để làm túi ni lông mềm, dẻo, dai lại vô cùng độc hại. Nếu đựng đồ nóng bắt đầu từ 70-80 độ C thì những chất phụ sẽ có phản ứng phụ và khó mà biết được nó độc hại đến đâu.hiểm họa từ việc sử dụng và đốt túi nilonHàng ngày, chúng ta cũng ít biết đến thông tin: những túi ni lông nhuộm màu xanh đỏ đầy rẫy ngoài chợ nếu đựng thực phẩm đã chế biến sẽ gây độc cho thực phẩm do chứa các kim loại như chì, cadimi (những chất gây tác hại cho bộ não và là nguyên nhân chính gây ung thư).

* Những giải pháp làm giảm tác hại của túi nilon đối với sức khỏe và môi trường

1. Ban lệnh cấm sử dụng túi nilon và đánh thuế cao với mặt hàng túi nilon

Nhận thức được tác hại của túi nilon đối với môi trường và sức khoẻ cộng đồng, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những giải pháp mạnh để giải quyết vấn đề này như: Ban hành lệnh cấm sản xuất túi nilon khó phân huỷ, đánh thuế nặng đối với sản xuất túi nilon đã được áp dụng tại Đài Loan, Trung Quốc, Vương quốc Anh và một số bang ở Hoa Kỳ, Thuỵ Sỹ, Nam Phi, Đan Mạch…;hiểm họa từ việc sử dụng và đốt túi nilonNhiều nước trên thế giới đã áp dụng lệnh cấm đối với túi ni lông. Điển hình như Trung Quốc đã cấm sử dụng túi ni lông đựng hàng hóa trên phạm vi toàn quốc từ ngày 1-6. Đây là biện pháp mà Trung Quốc tin rằng cần thiết để giảm bớt ô nhiễm và tiết kiệm nguồn tài nguyên. Tại Canada, một số vùng cấm dùng túi ni lông và yêu cầu thay thế bằng túi vải hoặc túi giấy, nếu vi phạm sẽ bị phạt 1.000 đô la Canada. Bangladesh cũng áp dụng lệnh cấm từ tháng 3-2002, giảm được tới 90%.

2. Yêu cầu người mua phải trả tiền túi nilon, để tạo nguồn tài chính cải tạo môi trường

Ngoài ra các nước này cũng yêu cầu người tiêu dùng phải trả tiền mua túi nilon khi mua hàng để khuyến khích người dân tái sử dụng túi nilon hoặc sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường. Một số quốc gia ở châu Phi như: Uganda, Kenya, Tanzania… cũng có nhưng động thái cấm nhập khẩu, sản xuất, tăng thuế đối với túi nhựa nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường.hiểm họa từ việc sử dụng và đốt túi nilonHiện nay, nhiều nước trên thế giới, dẫn đầu là các nước châu Âu: Đức, Hà Lan, Pháp…, đang thực hiện việc thay thế túi ni lông thông thường bằng cách dùng túi chế tạo từ tinh bột khoai tây hoặc giấy.

Theo thống kê của Ủy ban châu Âu, lục địa này sản xuất 3,4 triệu tấn túi nilon trong năm 2008, tương đương khối lượng của hai triệu xe hơi. Mỗi người dân châu Âu dùng 500 túi nilon mỗi năm.

Điểm đến cuối cùng của túi nilon thường là biển. Ngày nay khoảng 250 tỷ túi nilon đang trôi nổi trong biển Địa Trung Hải và chúng chỉ phân hủy sau vài trăm năm. Ngoài ra những động vật biển có thể mất mạng nếu nuốt túi nilon, AFP đưa tin.hiểm họa từ việc sử dụng và đốt túi nilonMột số nước thuộc EU đã cấm sử dụng túi nilon trong các cửa hàng, siêu thị. Nếu người dân muốn sử dụng chúng, họ phải trả tiền thuế.

3. Các chị em đi chợ nên mang làn, giỏ, hộp đựng rau, củ, quả.

Còn thịt, cá có thể để vào các hộp nhựa, sau đó về cất vào tủ lạnh luôn, rất tiện dụng.

hiểm họa từ việc sử dụng và đốt túi nilon 

 hiem-hoa-tu-viec-su-dung-va-dot-tui-nilon-18

Thụy Điển, Anh cũng có những biện pháp khuyến khích người dân tái sử dụng túi vải khi đi mua sắm.

4. Nâng cao ý thức của cộng đồng hạn chế sử dụng túi nilon

Ở Việt Nam trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương, các cộng đồng đã và đang rất quan tâm tới vấn đề chất thải túi nilon với nhiều sáng kiến được đưa ra áp dụng như các chiến dịch truyền thông “nói không với túi nilon”,hiem-hoa-tu-viec-su-dung-va-dot-tui-nilon-39“ngày không túi nilon” và đặc biệt vào sáng ngày 16/9/2011 tại TP Hồ Chí Minh, có cuộc Hội thảo “Kiểm soát ô nhiễm môi trường do việc sử dụng bao bì nilon khó phân huỷ”.hiểm họa từ việc sử dụng và đốt túi nilonTS. Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục Tổng cục Môi trường tham dự và chủ trì. Nhằm định hướng một số giải pháp kiểm soát ô nhiễm chất thải là các loại bao bì túi nilon khó phân huỷ; sự cần thiết của việc sản xuất và sử dụng các loại túi nilon thân thiện với môi trường

5. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự nguy hại của túi nilon (Dùng một, hại mười!)

Tuy nhiên chỉ riêng những nỗ lực của các tổ chức, cá nhân riêng lẻ chưa đủ sức mạnh để giảm thiểu tác hại do túi nilon gây ra. Điều quan trọng nhất là thái độ và hành động của cả cộng đồng đối với việc này.hiểm họa từ việc sử dụng và đốt túi nilonTrong khi chưa có những chính sách pháp luật và các loại túi thay thế để hạn chế việc sử dụng túi nilon, mỗi người dân chúng ta cần có những hành động thiết thực và cụ thể để hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do túi nilon gây ra cho sức khoẻ và môi trường sống.

6. Sử dụng các loại lá gói thân thiện môi trường

Người tiêu dùng nên trở lại với các loại lá gói truyền thống của người Việt xưa: như lá chuối, lá sen, lá dong.

hiểm họa từ việc sử dụng và đốt túi nilon 

hiem-hoa-tu-viec-su-dung-va-dot-tui-nilon-32

7. Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ những doanh nghiệp sản xuất túi giấy, túi dễ phân hủy và thân thiện với môi trường.

hiểm họa từ việc sử dụng và đốt túi nilon 

hiem-hoa-tu-viec-su-dung-va-dot-tui-nilon-9

8. Không đốt túi nilon làm ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng

Khi xử lý rác thải là túi ni lông, chúng ta không nên đốt vì túi ni lông chứa 2 chất PE và PP, khi đốt sẽ tạo thành khí cacbonnic, mê tan và khí dioxin cực độc.hiểm họa từ việc sử dụng và đốt túi nilonChúng ta nên phân loại, bán cho những người thu mua vật liệu tái chế hoặc gói gọn lại mang tới các điểm đổ rác.

9. Nói không với túi nilon

Nhiều người thường băn khoăn rằng, liệu con người có tồn tại được nếu không có túi nilon. Nhưng điều này là hoàn toàn có thể, bởi lẽ túi nilon được sử dụng chính thức khoảng năm 1957, sau đó mới phát triển và bùng nổ.
 
Trước đó, loài người vẫn sống mà không hề biết tới loại túi độc hại – mất tới 500 – 1.000 năm mới phân hủy này. Do vậy, một tương lai không túi nilon là điều hoàn toàn có thể hiện thực hóa.

Việc loại bỏ túi nilon khỏi cuộc sống của chúng ta là một cách hữu hiệu để kéo dài nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt trên Trái đất.  Theo thống kê của trang Clean Air, cứ mỗi phút lại có một triệu túi nilon được sử dụng và chỉ có 1% trong số đó sẽ được tái chế.

Bạn có biết, theo ước tính, tiết kiệm 8 chiếc túi nilon có thể đủ năng lượng cho một chiếc xe ô tô chạy trong 1km. Vậy mà cả thế giới lại đang lãng phí tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ để sản xuất túi nilon?

Như vậy, với giá trị khoảng 200 đồng/túi nilon, xã hội đã lãng phí tới 288 tỷ đồng/ngày vì sản phẩm độc hại này. Nếu không có túi nilon, số tiền đó hoàn toàn đem lại cuộc sống mới cho khoảng 1 tỷ người thiếu lương thực kinh niên trên toàn cầu.

Để hạn chế việc sử dụng túi nilon, bạn hãy:

– Nói KHÔNG với việc mua hay sử dụng túi nilon mới. Thay vào đó, hãy chọn mua và tin dùng các loại túi vải, túi giấy tái chế.
 
– Giặt sạch và tái sử dụng các túi nilon mới dùng 1, 2 lần.
hiểm họa từ việc sử dụng và đốt túi nilon– Bỏ túi nilon đã qua sử dụng vào thùng rác, không tự ý đốt hay chôn lấp trái quy định.

10. Không xả rác bừa bãi để bảo vệ môi trường nước

Chúng ta biết rằng, 3/4 Trái đất bao phủ bởi nước. Nhưng theo ước tính của các chuyên gia, cứ 1km vuông đại dương lại có khoảng 17.692 mẩu rác (gồm túi nilon và các phế phẩm từ nhựa).
Tác Hại Kinh Hoàng Của Việc Sử Dụng Và Đốt Túi Ni LôngChỉ tính riêng dòng hải lưu Bắc Thái Bình Dương trong hơn 40 năm qua lượng túi nilon thải ra đây đã gia tăng tới 100 lần. Nếu con người xóa sổ loại chất thải này, đại dương sẽ được trả lại sự trong sạch và tươi đẹp.
hiểm họa từ việc sử dụng và đốt túi nilonChúng ta có thể phân biệt được đâu là rác…
hiem-hoa-tu-viec-su-dung-va-dot-tui-nilon-16… nhưng rùa biển thì không.
 
Nguyên nhân là bởi trong đại dương, túi nilon lơ lửng và có hình dạng giống loài sứa. Theo các chuyên gia sinh vật học, túi nilon là thủ phạm gây ra cái chết của rùa biển vì chúng không phân biệt được đâu là túi rác, đâu là con mồi thật sự.
 
Việc ngừng sử dụng túi nilon trong tương lai sẽ tạo điều kiện cho chúng ta bảo tồn được nhiều loài

Tin tức mới

Ứng phó biến đổi khí hậu và thách thức của truyền thông

Ứng phó biến đổi khí hậu và thách thức của truyền thông

(TN&MT) – Ngày 22/12, tại TP Lào Cai, trong khuôn khổ Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 36, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với Bộ TN&MT tổ chức hội thảo “Ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) và thách thức của truyền thông”.